9 Linh Vật của Việt Nam – Đặc trưng văn hóa không thể tách rời

Linh vật của Việt Nam

Linh vật của Việt Nam rất phong phú và luôn là một phần không thể tách rời trong văn hóa truyền thống con dân Việt. Vậy linh vật Việt Nam bao gồm những con gì và có ý nghĩa như thế nào?

1. Linh vật của Việt Nam là con gì?

Trong văn hóa Việt Nam, linh vật là những con vật linh thiêng, có thể là sinh vật huyền thoại hoặc con vật có thật nhưng được linh hóa, nhằm biểu trưng cho một niềm tin tâm linh nào đó.

Nhắc đến Linh vật, đa phần mọi người đều tin rằng đây là hiện thân của các hiện tượng siêu nhiên huyền bí, đồng thời cũng phản ánh lực lượng tự nhiên có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới vũ trụ và nhân sinh. Một số linh vật quen thuộc nhất tại Việt Nam có thể kể đến như rồng, kỳ lân, hổ, phượng, nghê…

Vì tính chất linh thiêng, linh vật thường được đặt tại những nơi như đền, chùa, miếu, cổng làng, bàn thờ… với mong muốn mang lại cuộc sống an bình cho người dân.

Linh vật của Việt Nam

Hình tượng Linh vật xuất hiện trên nhiều hiện vật lịch sử của Việt Nam

2. Linh vật Việt Nam trong văn hóa truyền thống

Theo dòng lịch sử, văn hóa Việt đã phát triển cũng như chịu ảnh hưởng của nhiều nên văn hóa lớn lân cận, sinh ra nhiều linh vật phong phú, mang nhiều nét độc đáo riêng.

2.1. Con Nghê – trấn giữ trừ tà

Con Nghê là linh vật hư cấu đậm chất Việt, không hề giống các linh thú khác của Trung Hoa hay Ấn Độ. Nhiều ý kiến cho rằng hình tượng con Nghê được phát triển từ con chó đá của người Việt xưa, kết hợp thêm nhiều yếu tố hoa mỹ.

Con Nghê thường được đặt ở các vị trí như cổng làng, cổng đình chùa, ngã ba đường, trước cửa nhà… để canh giữ những nơi này. Người ta tin rằng con Nghê sẽ bảo vệ cho gia chủ, xua đuổi lại quỷ dữ, tà ma và cả hung khí.

Bên cạnh đó, Nghê còn được xem là linh vật có tác dụng trấn trạch, có năng lực thần kỳ xếp gần hàng với Tứ linh.

Nghê phong thủy là con vật đặc trưng của người Việt

Nghê phong thủy là con vật đặc trưng của người Việt

2.2. Rồng – đại cát đại lợi

Rồng là loài linh vật huyền thoại có sức mạnh phi thường và xuất hiện trong rất nhiều nền văn hóa trên khắp thế giới. Tại Việt Nam, hình tượng con Rồng cũng có mặt từ rất sớm, từ thời Văn Lang – Âu Lạc.

Rồng là linh thú cao cấp nhất, đứng trên đỉnh của các loại linh vật, biểu trưng cho quyền lực tối cao, sự uy nghi và lãnh đạo. Rồng cũng có khả năng luân chuyển càn khôn, mang đến mưa thuận gió hòa, giúp mùa màng bội thu và vạn vật sinh sôi nảy nở.

Đối với nhiều người làm kinh doanh, hình tượng rồng cũng gắn liền với sự may mắn, đại cát đại lợi, giúp họ làm ăn phát đạt hơn.

Vì rất được coi trọng nên rồng thường được đặt ở những nơi trang trọng và cao nhất trong kiến thúc như trên mái chùa, phòng thờ hoặc cuộn quanh cột chùa, điện thờ, cung điện…

Hình ảnh rồng tượng trưng cho sức mạnh

Hình ảnh rồng tượng trưng cho sức mạnh

2.3.  Kỳ lân – biểu hiện cho uy quyền

Là linh vật phổ biến ở thời Lê Sơ, kỳ lân là sinh vật thần thoại thiện lương, không làm điều ác, không gây tổn hại tới bất kỳ cành cây ngọn cỏ hay các sinh linh khác.

Bởi thế, kỳ lân là tượng trưng cho những nhiều tốt đẹp, thanh tao, tôn nghiêm và kính cẩn. Kỳ lân cũng có mối quan hệ nhất định với vương quyền, biểu trưng cho quyền lực của vua chúa thời xưa.

Theo truyền thuyết, mỗi khi kỳ lân xuất hiện, sẽ có một đấng minh quân ra đời nên đây còn biểu hiện cho sự uy quyền. Kỳ lân thường được bày trí theo cặp, đặt trước điện thờ, đền miếu, cung điện, đầu hướng ra ngoài.

Kỳ lân

Hình tượng kỳ lân Việt với những đặc trưng tiêu biểu mắt lớn, mũi to, mõm ngắn, sừng cùn, đuôi xù rẻ quạt, thần thái vui vẻ và hoạt bát

2.4. Con Kìm – tránh hỏa hoạn cháy nổ

Con kìm được cho là có chung nguồn gốc với Xi vẫn hay Makara. Con kìm là một loại quái vật biển thần thoại, có phần đuôi hình tròn. Khi chúng đập sóng, những trận mưa trên trời sẽ rơi ngay xuống.

Trong kiến trúc truyền thống, con kìm thường được đặt trên mái nhà, miệng mở rộng, ngoạm chặt vào 4 góc mái/đầu nóc/bờ mái/đầu đao… của ngôi nhà. Vì là quái vật biển tạo ra nước và mưa, việc đặt con kìm ở 4 góc mái chính là một dạng bùa yểm, cầu an và tránh cháy nổ của người Việt xưa.

Con kìm

Con kìm thường có miệng và đầu lớn, thân ngắn hoặc không có, đuôi giống đuôi cá

2.5. Hổ

Hổ hay “ông ba mươi” là một sinh vật rất quen thuộc trong văn hóa Việt. Có mặt trong nhiều truyện cổ tích, các tích xưa, hổ luôn là nỗi sợ của con người nhưng được con người kiêng nể và kính trọng hết sức. Hổ cũng biểu trưng cho sức mạnh và quyền uy to lớn của thiên nhiên.

Hổ thường được người dân thờ trong các khu kiến trúc cổ, các miếu, đình thờ, thường ở ngay bên dưới ban thờ Thánh hoặc thờ Phật…

Tranh ngũ hổ

Tranh thờ ngũ hổ – một trong những hình ảnh hổ uy linh quen thuộc nhất trong tâm trí người Việt

2.6. Chim Lạc – Biểu tượng của nước  Âu Lạc

Chim Lạc là một trong những linh vật cổ xưa nhất của người Việt. Không có sách bút cổ xưa nào ghi lại nguồn gốc cũng như cắt nghĩa được biểu tượng ngày.

Ngày nay, chim Lạc là một biểu tượng khá ý nghĩa khi mang lại cho người dân Việt cảm giác cùng chung cội nguồn và không ngừng dựng xây lên những khát vọng to lớn trong cuộc sống hằng ngày.

Hình tượng chim Lạc xuất hiện trong thời Âu Lạc và cũng được coi là biểu tượng của nước Âu Lạc. Hiện nay chúng ta vẫn có thể thường thấy linh vật này trên mặt trống đồng hoặc một số vật dụng xa xưa được các nhà khảo cổ học phát hiện.

Chim lạc

Chim Lạc thường được khắc lớn và nổi bật trên bề mặt trống đồng

2.7. Phượng

Chim Phượng trong văn hóa dân gian Việt Nam xưa cũ mang ý nghĩa tái sinh, trí tuệ và ánh sáng. Là 1 trong “Tứ linh”, chim Phượng thường xuất hiện khi bình an nên chúng biểu tượng cho một đất nước thái bình thịnh trị, hơn nữa, chúng cũng còn là sự biểu trưng của vũ trụ đang vận hành.

Thời xưa, phượng tượng trưng cho những phụ nữ quý tộc, danh giá nên thường được thêu lên chăn, mền, gối, ga giường, màn treo, tranh, bát đĩa, hộp trầu…

Hình ảnh phượng trên đồ trang sức

Hình tượng chim Phượng được sử dụng trong trang sức của Vương phi thời Nguyễn

2.8.  Rùa

Là một trong những linh vật tứ linh thần thú, có nhiệm vụ trấn giữ bốn phương, đi vào tiềm thức của người dân Việt ngay từ những buổi đầu dựng nước.

Rùa tượng trưng cho sự công thành danh toại, tài lộc phước lành cho gia chủ nên rất được ưa chuộng. Rùa thường xuất hiện nhiều ở chùa, các trường học, văn miếu…

Rùa đá ở Văn Miếu

Rùa đá ở Văn Miếu

2.9.  Hạc

Hạc với hình ảnh nhẹ nhàng, tinh tế uyển chuyển là biểu trưng cho điềm lành, thanh cao, thoát tục và trường thọ. Biểu trưng cho tính trường tồn và hạnh phúc, người dân luôn để tượng hạc trong nhà hoặc ngoài vườn để mong gia đình êm ấm hạnh phúc.

Rùa cõng hạc

Khi Hạc kết hợp trên lưng rùa sẽ mang thêm ý nghĩa giao thoa hài hòa âm dương, tốt đẹp hạnh phúc

3. Thanh Hải cung cấp linh vật phong thủy

Hiện nay, để tìm được một nhà cung cấp các linh vật phong thủy cho kiến trúc nhà cổ, truyền thống uy tín, chất lượng không phải là điều dễ dàng. Một trong những đơn vị đang nhận được sự tin tưởng và sử dụng các dịch vụ này đó chính là thương hiệu Thanh Hải.

Với nguồn sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, Thanh Hải chính là địa chỉ uy tín cho bạn tự tin chọn lựa những sản phẩm phong thủy, kiến trúc truyền thống nói chung và cả các linh vật phong thủy nói riêng.

Linh vật Việt Nam mang ý nghĩa to lớn đối với đời sống người dân từ thời xa xưa cho tới hiện nay. Việc chọn lựa và trưng bày linh vật đúng cách sẽ giúp bạn và cả gia đình luôn cảm thấy bình an, thể hiện được cảm giác khát khao hạnh phúc giữa cuộc sống xô bồ ồn ào như hiện nay.

Nếu muốn tìm đặt Tượng Linh Vật Việt Nam, hãy liên hệ với Gốm sứ Thanh Hải để được tư vấn tận tình nhất.