Bát Tràng – Đất làng nghề và những giá trị lịch sử
Cách trung tâm thủ đô hơn 10 km về phía Đông Nam, làng gốm Bát Tràng trải qua quá trình hình thành và phát triển hơn 700 năm. Không chỉ nổi tiếng về các sản phẩm gốm sứ bát tràng, hiện nay Bát Tràng còn là một địa chỉ du lịch làng nghề thu hút một lượng lớn khách du lịch trong nước và nước ngoài.
1, Đôi nét về giá trị lịch sử: Bát Tràng xưa và nay
Làng gốm Bát Tràng nằm ở tả ngạn sông Hồng là làng gốm lâu đời nổi tiếng trong lịch sử nước ta. Đại Việt sử ký toàn thư và Dư địa chí của Nguyễn Trãi có ghi chép rằng, làng gốm bát tràng được hình thành từ thời vua Lý Thái Tổ . 5 dòng họ làm nghề gốm nổi tiếng của làng Bồ Bát, huyện Yên Mô, phủ Trường Yên (nay thuộc huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) là Trần, Vương, Nguyễn, Lê, Phạm đã đưa các nghệ nhân làm gốm cùng gia đình dời làng di cư về kinh thành Thăng Long tìm đất lập nghiệp. Đến Bạch Thổ (nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội) nơi có nguyên liệu tốt để làm gốm là đất sét trắng, 5 dòng họ đã kết hợp với họ Nguyễn mở lò sản xuất gốm, lập nên làng gốm bát tràng.
Trải qua hơn 700 năm, làng nghề này vẫn giữ tên là Bát Tràng. Gốm sứ bát tràng nổi tiếng cả trong và ngoài nước với những sản phẩm như gốm men ngọc (thời Lý, Trần), gốm men rạn (thời Lê – Trịnh), gốm hoa nâu hay gốm men nâu (cuối thời Trần – đầu thời Lê) và gốm hoa lan (cuối thời Lê – Nguyễn). Vào thời điểm từ cuối thời Trần đến thời Lê và đầu thời Nguyễn, các loại gốm sứ bát tràng đã xuất khẩu sang các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaixia, Nhật và sang các nước châu Âu như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Đồ gốm bát tràng đã trở thành một trong những mặt hàng chất lượng được khách ưa chuộng nhất từ xa xưa, đi vào trong những câu ca dao nổi tiếng:
“Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng
Vải tơ Nam Định, lụa làng Hà Đông”
Vào thời kì đổi mới (từ năm 1986 đến nay theo cơ chế thị trường thì nghề gốm của Bát Tràng không chỉ tạo công ăn việc làm trong địa phương và còn thu hút số lượng lớn lao động từ các tỉnh khác như Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên…
2, Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng – danh bất hư truyền
Phần lớn sản phẩm gốm sứ bát tràng được sản xuất thủ công và được khách hàng đánh giá rất cao về nghệ thuật. Nhắc đến sản phẩm gốm sứ bát tràng là phải nói đến tính chất cá biệt, đặc trưng riêng của làng gốm bát tràng được phản ánh qua quan niệm thẩm mỹ, bản sắc văn hóa gìn giữ qua từng thế hệ người dân Bát Tràng. Những sản phẩm được chọn lọc để tồn tại và phát triển theo thời gian trở thành kiểu mẫu cho sản phẩm được sản xuất, chế tác về sau. Giá trị của mỗi sản phẩm gốm sứ bát tràng được đánh giá rất cao không chỉ về giá trị sử dụng mà còn được nhìn nhận dưới giá trị văn hóa, nghệ thuật.
Mỗi sản phẩm gốm sứ bát tràng là sự kết tinh giữa phương pháp thủ công tinh xảo và sáng tạo nghệ thuật. Các nghệ nhân, thợ cả ở đây vừa là người quản lý, chỉ đạo sản xuất vừa là những người lao động trực tiếp. Tuy sử dụng kỹ thuật chung của nghề gốm bát tràng nhưng mỗi nhà, mỗi người lại nắm giữ bí quyết ở từng công đoạn khác nhau. Thủ pháp nghệ thuật chế tác còn đa dạng hơn rất nhiều, tùy theo trình độ sáng tạo và kinh nghiệm của từng nghệ nhân. Điều này giải thích tại sao ở làng nghề gốm bát tràng, mỗi nghệ nhân lại có sản phẩm mang nét độc đáo riêng dù cùng chế tác một loại sản phẩm gốm sứ bát tràng . Xét về mặt kĩ thuật và thủ pháp nghệ thuật của mỗi gia đình, dòng họ của làng nghề, kinh nghiệm sản xuất của những người thợ cả được “cha truyền con nối” từ đời này sang đời sau.
Quy trình tạo ra gốm sứ bát tràng bắt đầu từ bước ngâm đất sét trong hệ thống bể chứa ở độ cao khác nhau trong 3-4 tháng nhằm loại bỏ tạp chất sau thì dùng đất sét tạo hình cho sản phẩm, đem “ủ vóc” rồi chỉnh sửa hình dáng hoàn chỉnh. Tiếp theo, gốm bát tràng được đem phơi, sấy trong lò để tránh cong vênh hoặc vỡ nứt và vẽ trang trí hoa văn. Thông thường, người thợ làng gốm bát tràng sẽ dùng bút lông vẽ lên các sản phẩm họa tiết sao cho cân đối hài hòa với dáng gốm. Sản phẩm gốm bát tràng hoàn chỉnh sẽ được làm sạch bằng chổi phủi bụi, sau đó nung qua ở nhiệt độ thấp và tráng men. Kĩ thuật tráng men gồm nhiều hình thức như: phun men, nhúng men, dội men, kìm men, quay men, đúc men. Cuối cùng là nung gốm – khâu quyết định thành bại một mẻ gốm. Sau khi nung thì cửa lò được bịt kín để làm nguội từ từ. Thời gian của quá trình làm nguội sẽ kéo dài 2 ngày đêm, sau đó mở cửa lò và giữ tiếp 1 ngày đêm nữa trước khi sản phẩm được ra lò chính thức.
Sản phẩm gốm Bát Tràng đa dạng từ hình dáng, chủng loại đến mẫu mã, có thể phân chia theo các nhóm chính là: gốm gia dụng, đồ thờ tự, gốm mỹ thuật, gốm xây dựng và gốm trang trí. Các nghệ nhân làng gốm bát tràng với lòng yêu nghề và miệt mài lao động, tìm tòi sáng tạo nghệ thuật dã tạo nên thế giới gốm sứ nổi tiếng không chỉ trong nước và còn được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới. Xuất khẩu gốm từ làng gốm bát tràng ước tính mang lại doanh thu khoảng 20 triệu USD hàng năm.
Tự hào là 1 phần của làng gốm bát tràng, TH Ceramics là thương hiệu gốm sứ xây dựng thủ công thành lập từ năm 1985. – Hoạt động từ năm 1985. Xưởng sản xuất của chúng tôi tạo ra những sản phẩm gốm sứ gồm: gốm xây dựng, gạch hoa thông gió, đèn vườn và nghệ phong thủy.. đa dạng từ mẫu mã, kiểu dáng đến số lượng và khẳng định được danh tiếng thông qua các công trình tầm vóc quốc gia.
Để tìm hiểu và được tư vấn cụ thể, xin vui lòng liên hệ:
41B Giang Cao – Bát Tràng – Gia Lâm- Hà Nội
Email: sales. [email protected]
Hotline: 0966 55 8808