Các thuật ngữ về gốm sứ trên thị trường quốc tế
Gốm sứ – sản phẩm của tính thẩm mỹ cao có nguồn gốc từ 4000 năm trước đã và đang trở thành sản phẩm mang tầm quốc tế. Chính vì vậy các thuật ngữ về gốm sứ trên thị trường quốc tếngày càng xuất hiện nhiều và trở nên thông dụng.
1. Giới thiệu chung về đồ gốm
Gốm là một sản phẩm được các nghệ nhân tạo ra ở thời kỳ Phùng Nguyên và phát triển cho đến hiện nay. Nếu từ xa xưa, đồ gốm mang vẻ mộc mạc cùng những hoa văn đơn giản thì ngày nay, gốm được sáng tạo thêm nhiều màu sắc, hoạ tiết sắc sảo khác nhau và có thể xem là muôn màu muôn vẻ.
Tuỳ nhiệt độ nung mà nghệ nhân tạo ra nhiều sản phẩm bằng gốm khác nhau:
- – Đất nung nhiệt độ thấp: lò gốm được nung với nhiệt độ chính xác là 500 đến 900oC.
- – Đất nung : 900 đến 1150oC là nhiệt độ giúp tạo ra đất nung có độ rắn chắc hơn loại đất nung nhiệt độ thấp.
- – Gốm cứng: để làm được gốm cứng chất lượng và bền bỉ, nghệ nhân đã suốt bao ngày đêm nung chúng ở nhiệt độ 1150-1300oC.
- – Đồ sứ: Đây chính là loại gốm tốt nhất hiện nay cho người tiêu dùng đồng nghĩa nghệ nhân phải tốn công sức rất nhiều khi phải canh nhiệt độ nung rất cao từ 1300 đến 1450oC.
2. Các thuật ngữ về gốm sứ trên thị trường quốc tế
Giống nhiều ngành nghề khác, nghề gốm cũng có những thuật ngữ riêng dùng để chỉ các giai đoạn nung hay cách nung. Bài viết sẽ giải thích rõ ràng về các thuật ngữ ấy:
- Màu vẽ men hay màu vẽ trên men (Over glazed enamel): là thuật ngữ chỉ lớp phủ ở bề mặt gốm. Do nung đất xong rồi mới vẽ lên, màu vẽ men sẽ ít chịu được ảnh hưởng trong quá trình mài gốm. Cùng với đó là màu vẽ sẽ không bền như màu vẽ trang trí gốm khi nung lần đầu tiên nhưng sẽ không phai nếu được nung với nhiệt độ thấp.
- Màu vẽ dưới men (Under glazed enamel): nói đến những sản phẩm gốm được nung một lần, vẽ màu lên rồi nung tiếp các lần sau đến khi hoàn thiện. Với cách thức trang trí màu này, gốm sẽ không phai màu khi nung nhiệt độ cao.
- Nướng bánh quy (Biscuit bake): có nghĩa là trạng thái gốm đang trong giai đoạn nung như chiếc bánh quy. Sau giai đoạn này, nghệ nhân có nhiệm vụ tráng lớp men, trang trí màu lên và tất nhiên gốm phải được nung thêm lần nữa mới hoàn thành.
Những thuật ngữ trên là các giai đoạn tạo ra món đồ gốm như ý và sau đây là thuật ngữ về các chất liệu làm gốm.
2.1. Đồ gốm bằng đất sét nung (Earthenware)
Càng hiện đại, người ta càng chế tạo ra cách làm ra đồ gốm bằng nhiều vật liệu khác nhau và đất sét nung là một trong số đó. Đây là loại gốm được làm thủ công bởi đôi tay khéo léo của các nghệ nhân lành nghề. Đối với đất sét nung, nghệ nhân sẽ thực hiện nhiều giai đoạn giúp đồ gốm có hạn sử dụng lâu hơn và không bị thấm nước. Trước khi nung, người làm gốm phải phủ lên một lớp đất sét thật mỏng, mịn và sử dụng tay nghề đánh bóng, từ đó tạo ra một sản phẩm tuyệt đẹp.
2.2. Đồ gốm nâu đỏ không tráng men (Terracotta)
Cùng nhiệt độ nung khoảng 950oC, đồ gốm nâu đỏ không tráng men là loại sản phẩm được đổ khuôn. Các sản phẩm từ loại gốm không tráng men rất đa dạng từ chiếc bình mini cho tới những bình lư hương kích cỡ lớn.
Với sản phẩm gốm này, nghệ nhân đặc biệt có thể vẽ màu trước hoặc sau khi nung và đưa ra thành phẩm. Vì là gốm không tráng men, nghệ nhân bắt buộc phải tạo thêm lớp vỏ nung trong quá trình tạo hình gốm.
2.3. Đồ gốm đất nung có tráng men (Glazed earthenware)
Khi tráng men, gốm đất nung thường được chọn có màu ngà, màu trắng hay màu ngọc bích. Vì men tạo ra từ thuỷ tinh kết hợp gốm nên thành phẩm cho ra là đồ gốm có lớp bảo vệ rất đẹp và chắc chắn. Đặc biệt kiểu gốm này có hai loại mà người tiêu dùng cần phân biệt là trang trí và vẽ men.
2.4. Đồ gốm trơn (Lustreware)
Nếu đồ gốm đất nung tráng men có lớp men làm từ thuỷ tinh thì đồ gốm trơn lại có lớp men làm từ kim loại. Người làm gốm chỉ làm một trong hai phương pháp cho gốm trơn là tráng một phần hay là tráng toàn bộ men. Nếu khách hàng thích, nghệ nhân có thể tráng gốm theo yêu cầu của họ.
2.5. Đồ sành cứng (Stoneware)
Cũng như tên stoneware của chúng, thành phẩm sành cứng tạo ra từ đá có thể nung chảy và tất nhiên bao gồm cả đất nung. Hỗn hợp đá và đất nung sẽ tạo ra thành phẩm vô cùng cứng cáp và trong suốt. Ngoài sành trong suốt ra, người tiêu dùng có thể lựa chọn thêm các loại đồ sành có nhiều màu như xanh, vàng,…
2.6. Đồ sứ cứng (Hard paste porcelain)
Có ba loại đồ sứ chính: đồ sứ cứng, đồ sứ xốp và đồ sứ làm bằng đất sét và tro xương (bone china). Đồ sứ cứng và đồ sứ xốp đều được nung ở nhiệt độ giữa 1.200oC và 1.450oC. “Cứng” tương ứng với đồ sứ nung ở nhiệt độ khoảng 1.450oC và “nhẹ xốp” ứng với nhiệt độ nung vào khoảng 1.200oC.
2.6.1. Đồ sứ cứng (Hard paste porcelain)
Đất sét trắng kết hợp đá trường thạch cùng lớp men trộn chung sẽ làm ra thành phẩm vô cùng cứng. Dù đã xuất hiện từ những thập niên trước nhưng phải đến năm 1700, sứ cứng mới được làm thành công. Một điểm khác biệt có thể so sánh cùng các đồ sứ khác chính là lớp sứ rất dày đồng nghĩa chúng khá nặng.
2.6.2. Đồ sứ xốp (Soft paste porcelain)
Loại sứ xốp chắc chắn không tốt bằng sứ cứng bởi chúng được nung ở nhiệt độ thấp. Thêm một điều là chúng luôn được làm nhái giống với sứ cứng của Trung Quốc mặc dù sứ cứng Trung Quốc chỉ chứa thành phần là thuỷ tinh và đất nung.
2.6.3. Đồ sứ đẹp làm bằng đất sét và tro xương (Bone china)
Được làm từ đất sét tốt nhất, loại sứ đẹp được nung ở nhiệt độ tầm 1100-1300oC và phủ men bọc xung quanh. Điểm đặc biệt của sứ đẹp là nghệ nhân sử dụng xương và đá trường thạch tạo nên. Đây được xem như là sản phẩm có cách làm độc lạ nhất.
Cùng những thông tin về các thuật ngữ về gốm sứ trên thị trường quốc tế được nêu trên, chắc chắn người tiêu dùng đã lựa chọn cho mình được sản phẩm gốm ưng ý và chất lượng. Nếu khách hàng muốn mua sản phẩm gốm chất lượng nhất, hãy liên lạc với công ty Thanh Hải qua thông tin dưới đây.
Liên hệ với chúng tôi:
- – Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gốm sứ xây dựng Thanh Hải
- – Địa chỉ: 41B xóm 6, Giang Cao, Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội.
- – Website: https://gomsuxaydung.vn
- – Hotline: 0966 558 808.