Cách phân biệt gốm – sành – sứ
Nhiều người mua hàng nếu không biết cách phân biệt gốm sành sứ thì dễ mua đồ gốm nhầm thành đồ sành, sứ và ngược lại. Bài viết sau sẽ bật mí cho quý khách cách phân biệt gốm sành sứ nhanh và chính xác nhất.
1. Thế nào là gốm – sành – sứ?
- – Gốm là vật liệu được làm từ đất sét và các phụ gia vô cơ, hữu cơ. Gốm được tạo ra ở nhiệt độ nung thấp dưới 800 độ C.
- – Sành là một dạng của gốm, được làm từ đất sét nâu hoặc đất sét trắng nhưng được nung ở nhiệt độ trung bình từ 1000 – 1100 độ C nên có đặc tính lý hóa riêng. Như vậy, dựa vào nguyên liệu và kỹ thuật nung sẽ là một trong những cách phân biệt gốm – sành – sứ.
- – Sứ là vật liệu gốm mịn, được làm từ nguyên liệu là đất sét ở dạng cao lanh, đun nóng ở nhiệt độ cao từ 1200 – 1400 độ C, thường có màu trắng sáng.
2. Quy trình sản xuất gốm – sành – sứ
Bước 1: Chọn và xử lý đất
Việc chọn nguyên liệu để sản xuất gốm, sành, sứ là vô cùng quan trọng. Loại đất sét chuyên dụng để sản xuất phải có độ dẻo và độ co ngót cao, đặc biệt là khả năng chịu lửa theo từng loại sản phẩm.
Tùy thuộc vào mục đích sản xuất để kết hợp đất sét với các loại đất khác. Để tạo nên được sản phẩm mịn và có chất lượng tốt thì cần phải xử lý, loại bỏ tạp chất lẫn trong đất sét thông qua việc lắng lọc.
Bước 2: Tạo hình
Sau khi chọn và xử lý đất sét xong thì tiến hành tạo hình. Đây là khâu vô cùng quan trọng trong việc tạo nên hình dáng của gốm, sành, sứ. Các nghệ nhân sẽ tạo hình bằng cách dùng khuôn in hoặc bằng tay.
Tạo hình bằng tay đòi hỏi phải vuốt ve một cách đều tay và khéo léo. Sau khi tạo hình xong thì đem phơi khô, tránh nứt nẻ hoặc biến dạng.
Bước 3: Trang trí hoa văn
Khi sản phẩm đã trở nên khô cứng thì các nghệ nhân sẽ dùng bút lông để trang trí. Sự phong phú với nhiều loại hoa văn khác nhau sẽ góp phần tạo nên những sản phẩm nghệ thuật.
Ngoài trang trí bằng bút lông thì hiện nay phương pháp đánh chỉ và bôi men chảy ngày càng được ưa chuộng hơn tạo nên sự hài hòa, tinh tế và tự nhiên. Trang trí hoa văn đơn giản hay cầu kỳ là cách phân biệt gốm sành sứ.
Bước 4: Tráng men
Sản phẩm có thể tráng men trực tiếp hoặc trước khi tráng men sẽ được nung sơ ở nhiệt độ thấp. Đối với những sản phẩm kích cỡ nhỏ áp dụng phương pháp nhúng men. Đối với sản phẩm lớn thì áp dụng phương pháp dội hoặc phun men. Cách phân biệt gốm sành sứ thông qua tiêu chí tráng men được nhiều người áp dụng.
Bước 5: Nung sản phẩm
Các loại lò nung gốm sành sứ thông dụng là lò đàn, lò bầu, lò hộp, lò ếch bằng nhiên liệu than cám, ga hoặc củi. Tùy thuộc vào dạng lò, nhiệt độ nung sẽ cho ra các sản phẩm khác nhau và đây là cách phân biệt gốm sành sứ. Nếu nhiệt độ nung thấp tạo thành gốm, nhiệt độ trung bình tạo thành sành và nhiệt độ nung cao cho ra sản phẩm là sứ.
3. Cách phân biệt gốm – sành – sứ
Gốm – sành –sứ thường được ứng dụng trong xây dựng, sản xuất đồ mỹ nghệ, đồ dùng gia dụng. Cách phân biệt gốm sành sứ là dựa trên những yếu tố như sau:
– Hình thức
Xét về hình thức, đồ gốm thường có màu nâu, màu hoài cổ. Đồ sành có vẻ ngoài họa tiết đơn giản còn đồ sứ thì cầu kỳ hơn, chú trọng vẻ bề ngoài nên có nhiều họa tiết, hình ảnh. Đặc biệt, đồ sứ cao cấp được nhiều người vô cùng yêu thích do có họa tiết, hình ảnh đặc sắc, độ tinh xảo cao.
– Lớp men
Cách phân biệt gốm sành sứ là đồ gốm, đồ sành lớp men nhẵn, ít bóng. Đồ sành thì gồm hai loại là đồ sành tráng men và đồ sành không tráng men. Còn đồ sứ, lớp men phủ bên ngoài thường mịn, căng và bóng hơn.
– Độ thấu quang và hút nước
Độ trong, độ tinh khiết của đồ sứ là tuyệt đối nên độ thấu quang của đồ sứ cao hơn so với đồ gốm, sành. Cách phân biệt gốm sành sứ là nếu ánh sáng xuyên qua sản phẩm nhiều và không bị hút nước là đồ sứ. Ngược lại ánh sáng xuyên qua sản phẩm ít mà hút nước là đồ gốm, không hút nước là đồ sành.
– Khả năng chịu nhiệt
Đồ sứ được nung ở nhiệt độ cao nên khả năng chịu nhiệt tốt hơn so với đồ sành, gốm. Minh chứng là chỉ có sản phẩm bằng sứ mới có thể cho vào lò vi sóng.
– Âm thanh khi gõ
Một trong những cách phân biệt gốm sành sứ được nhiều người áp dụng là gõ vào sản phẩm. Khi gõ vào đồ gốm, âm thanh vang lên ngắn và không có độ ngân. Ở đồ sứ, âm vang lên dài và có độ ngân. Riêng đối với đồ sành, âm nghe như chuông, đanh, sáng.
– Mức giá
Trong các sản phẩm là gốm, sành, sứ thì sản phẩm làm bằng sứ được chế tạo công phu, cầu kỳ, phức tạp hơn nên có mức giá cao nhất và đồ gốm có giá thành thấp nhất. Đây là cách phân biệt gốm sành sứ đơn giản và phổ biến nhất.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cơ sở sản xuất gốm, sành, sứ. Tuy nhiên để tìm kiếm được một địa chỉ uy tín, chất lượng thì không hề dễ dàng và gốm sứ Thanh Hải chính là sự lựa chọn tuyệt vời nhất, được người tiêu dùng ưa chuộng và đánh giá cao.
Với 35 năm hoạt động trong lĩnh vực gốm sành sứ, gốm sứ Thanh Hải tự hào là cơ sở gốm được xây dựng lâu đời nhất tại Bát Tràng. Thương hiệu gốm sứ Thanh Hải nổi tiếng trên thị trường trong nước và quốc tế không chỉ ở chất lượng tốt mà còn có mẫu mã, kiểu dáng phong phú, đa dạng.
Các sản phẩm gốm sứ Thanh Hải luôn chứa đựng nét mộc mạc của loại hình gốm thủ công, được tạo nên bởi đôi bàn tay khéo léo của người nghệ nhân. Màu sắc và chất lượng của gốm Thanh Hải bền, đẹp thu hút người xem ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Hãy đến với gốm sứ Thanh Hải để được tư vấn thêm về cách phân biệt gốm sành sứ và được trải nghiệm thế giới sản phẩm gốm sứ đẹp nhất.
Liên hệ với chúng tôi:
- – Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gốm sứ xây dựng Thanh Hải
- – Địa chỉ: Số 41B – Xóm 6 – Giang Cao – Bát Tràng – Gia Lâm – Hà Nội.
- – Website https://gomsuxaydung.vn
- – Hotline: 0966 558 808.