Tìm hiểu về ngói lưu ly qua dòng lịch sử

Long Việt sử dụng ngói lưu ly màu xanh đồng (Thanh lưu ly)

Ngói lưu ly là loại ngói thường được sử dụng cho các công trình kiến trúc cổ phương đông. Có thể kể đến một số công trình lớn như Tử Cấm Thành ở Trung Quốc, cung điện Gyeongbokgung ở Hàn Quốc hay là Hoàng Thành Huế tại Việt Nam. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về ngói lưu ly qua dòng lịch sử thông qua bài viết dưới đây nhé.

1. Nguồn gốc, cấu tạo ngói lưu ly qua dòng lịch sử

Ngói lưu ly còn được gọi là ngói âm dương

Ngói lưu ly còn được gọi là ngói âm dương

Ngói lưu ly có thời gian hình thành và phát triển khá lâu đời.

– Nguồn gốc: Sản phẩm ngói lưu ly (ngói âm dương) được bắt nguồn từ Trung Quốc. Sở dĩ có tên gọi như vậy là bởi viên ngói có 1 viên âm nằm ở dưới. Cũng như có 1 viên ngói dương úp ở bên trên với hình vảy cá.

– Cấu tạo của ngói lưu ly: Có 3 bộ phận chính của ngói lưu ly đó là ngói âm, ngói dương và ngói diềm.

Như chúng ta đã biết, ngói lưu ly chính là biểu tượng của âm dương thuận hòa. Vì cấu tạo của nó gồm 2 phần là ngói dương thì được tráng men ở mặt lồi, còn ngói âm thì được tráng men ở mặt lõm và ngói diềm sẽ được đặt vào giữa.

2. Lịch sử phát triển của ngói lưu ly

2.1. Thời kỳ đầu

Ngói lưu ly qua dòng lịch sử là một vật liệu vô cùng quen thuộc

Ngói lưu ly qua dòng lịch sử là một vật liệu vô cùng quen thuộc

Gạch ngói là một trong những vật liệu phổ biến trong xây dựng và kiến trúc truyền thống Việt Nam. Dựa trên các tư liệu về ngói lưu ly qua dòng lịch sử được ghi chép lại. Có thể thấy người Việt đã sản xuất và sử dụng loại vật liệu này từ rất lâu rồi. Được dùng nhiều nhất là ở vùng đồng bằng Bắc Bộ (Thăng Long-Hà Nội). Tuy nhiên gạch ngói tráng men và những loại sản phẩm cao cấp hơn thì lại được chế tạo trong nước, có lẽ chỉ cách đây khoảng 2 thế kỷ.

2.2. Dưới thời chúa Nguyễn (1558-1775)

Trong bộ sách Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn viết năm 1776 về Đàng Trong. Ông miêu tả kiến trúc cung đình tại phủ Phú Xuân “mái lớn nguy nga, đài cao rực rỡ”.

Thời bấy giờ các chúa Nguyễn cũng cho thiết lập “Nê ngõa tượng cục”. Đây là một xưởng chuyên sản xuất các loại ngói nhằm cung ứng cho triều đình nhà chúa. Xưởng nằm gần cảng Thanh Hà, mạn lưu sông Hương nay là huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế.

2.3. Dưới thời vua Nguyễn (1802 – 1945)

Trong khoảng 1802 – 1810, sau khi Huế được chọn làm kinh đô, để đáp ứng nhu cầu xây dựng. Triều đình đã huy động hàng ngàn nhân công cùng vật liệu để xây dựng trên 40 lò gach ngói. Tuy nhiên, phải đến 1810, lịch sử ngói lưu ly mới được hình thành và được viết trang đầu tiên.

Thời vua Nguyễn có thể nói là thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất của ngói lưu ly

Thời vua Nguyễn có thể nói là thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất của ngói lưu ly

Ngói lưu ly được sản xuất ở Khối Thượng nay là Long Thọ liên tiếp 75 năm từ 1810 – 1885. Tới năm 1885 xảy ra biến cố “thất thủ kinh đô” làm cho đội thợ sành sứ phải về quê. Đồng thời, trận bão năm 1904 đã làm cho xưởng sản xuất ngói lưu ly ở Long Thọ sụp đổ.

Năm 1909, Thượng thư Bộ Công Võ Liêm đã tìm tới ông Bogaert. Đề nghị ông nghiên cứu những bí quyết để sản xuất ra ngói tráng men. Và sau một thời gian thì lò nung kiểu nhỏ đã được xây dựng ở Trung Quốc.

Đến năm 1945, do những biến cố về chính trị, nghề ngói lưu ly lại bị gián đoạn thêm 1 lần nữa kéo dài hơn 45 năm.

2.4. Từ năm 1990 đến nay

Năm 1990, xưởng phục chế vật liệu xây dựng thuộc Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế sản xuất ra được mẻ gạch tráng men đầu tiên. Được sự tư vấn của nghệ nhân Nguyễn Chi, ông đã giúp đỡ về mặt kỹ thuật từ việc mẫu mã cho đến việc xây dựng lò nung.

3. Một số mẫu ngói lưu ly phổ biến nhất

Có vô vàn các mẫu ngói lưu ly đẹp mắt khác nhau

Có vô vàn các mẫu ngói lưu ly đẹp mắt khác nhau

Cùng điểm mặt một số mẫu ngói được nhiều khách hàng lựa chọn nhất hiện nay.

  • – Ngói hoàng lưu ly: Là loại ngói có màu vàng, trước đây được dùng để phục vụ cho các công trình cung điện.
  • – Ngói thanh lưu ly: Loại ngói này cũng được sử dụng nhiều ở trong các công trình cung điện. Tuy nhiên không dùng cho nơi ở của vua chúa, mà thường sử dụng cho cung điện của các phi tần hay hoàng hậu…
  • – Ngói bích lưu ly: Là một trong những loại ngói nổi bật, toát lên vẻ sang trọng, quý phái.

Ngoài 3 mẫu ngói trên, Thanh Hải còn có nhiều mẫu ngói có tính thẩm mỹ cao khác như màu xanh lá, nâu đen… Quý khách có thể tham khảo thêm những mẫu ngói lưu ly hiện đại, thẩm mỹ của chúng tôi.

Qua bài viết trên, hy vọng các bạn đã hiểu thêm về ngói lưu ly qua dòng lịch sử. Mọi khách hàng có nhu cầu tìm hiểu và đặt hàng ngói lưu ly có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi.

  • – Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gốm sứ xây dựng Thanh Hải
  • – Địa chỉ: 41B xóm 6, Giang Cao, Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội.
  • – Website: https://gomsuxaydung.vn
  • – Hotline: 0966 558 808.