Nghê và các dòng men Bát Tràng: Men rạn + men cổ mờ + men bóng

nghe-su

Nghê và 3+ dòng men nổi tiếng của làng nghề gốm Bát Tràng hiện đang được nhiều khách hàng ưa chuộng. Không chỉ bởi chất lượng đảm bảo, màu men đặc sắc mà các dòng men Bát Tràng còn được yêu thích bởi lịch sử làng nghề lâu đời ở Việt Nam.

1. Làng nghề Bát Tràng nổi tiếng

Làng nghề Bát Tràng nằm tại tả ngạn sông Hồng và hiện nay thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Làng gốm Bát Tràng cách trung tâm thành phố Hà Nội hơn 10km về phía Đông Nam. Đây là làng nghề truyền thống vô cùng nổi tiếng về các sản phầm được làm bằng chất liệu gốm sứ.

Con kìm rồng đại men loáng đặt trên mái nhà chùa

Con kìm rồng đại men loáng đặt trên mái nhà chùa

Làng nghề gốm này được hình thành từ thời nhà Lý. Dù cho đã trải qua hàng trăm năm lịch sử hình thành và phát triển. Cùng với rất nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử và thời gian, song cái tên gốm Bát Tràng vẫn tồn tại và thậm chí ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.

Các sản phẩm gốm của làng nghề Bát Tràng từ  xưa tới nay đều được đánh giá cao về chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã hay chủng loại. Hầu hết các sản phẩm đều được chia theo các nhóm tùy thuộc chức năng sử dụng. Ví dụ như đồ gốm gia dụng, đồ gốm thờ tự, đồ gốm mỹ thuật, gốm xây dựng và cả gốm trang trí.

Chi tiết phần đầu của nghê đuôi lửa men vàng bóng

Chi tiết phần đầu của nghê đuôi lửa men vàng bóng

Thương hiệu chung của gốm Bát Tràng ngày nay được lưu hành khắp nơi trên cả đất nước, thậm chí còn được xuất khẩu ra cả nước ngoài. Đây không chỉ là một làng nghề mang thương hiệu với tầm cỡ quốc gia, mà còn là một địa điểm du lịch khá nổi tiếng ở Hà Nội.

2. Các dòng men cổ nổi danh của làng nghề Bát Tràng

Làng nghề Bát Tràng được biết tới với các dòng men cổ, chúng dần đang trở thành loại vật liệu thế mạnh của nơi đây. Một số dòng men cổ nổi danh trong đó chính là:

  • – Men rạn
  • – Men cổ mờ
  • – Men bóng
  • – Men nâu
  • – Men ngọc
  • – Men lam…

Trong số các loại men này, men lam là nhân tố xuất hiện khởi đầu ở làng nghề Bát Tràng. Hầu hết các loại men đều phổ biến tại đây từ thế kỉ 16 hay 17 trong lịch sử.

3. Nghê và các dòng men Bát Tràng

Nghê (hay còn được gọi là ngao) là một loại động vật thần thoại trong văn hóa gốc Việt Nam. Loài vật này là một dạng kết hợp và biến thể của sư tử và chó dữ. Chúng thường xuất hiện tại cổng các đình chùa hay đền miếu của Việt Nam với vai trò như một linh vật.

Nhìn vào con nghê, ta thường sẽ thấy được sự thân thiện, gần gũi. Ví dụ như sự xuất hiện của chúng ở các cổng làng, nhằm biểu tượng cho lời chào đón –  gần giống như các vật nuôi khác luôn vẫy mừng mỗi khi chủ về nhà.

Người ta vẫn còn lưu giữ khá nhiều những con nghê được làm bằng gốm từ thời Lý. Loại nghê này là mang những đặc điểm thể hiện mối quan hệ giữa con nghê và tín ngưỡng thờ chó trong văn hóa dân gian Việt Nam. Hiện nay con nghê thường được làm từ các loại men nổi tiếng của làng nghề Bát Tràng và phổ biến ở nhiều nơi.

3.1. Men rạn

Đây là loại men gốm Bát Tràng được hình thành nhờ sự chênh lệch về độ co giữa xương gốm và men gốm. Nhiều loại tài liệu hay thư tịch nghiên cứu về gốm men cổ ở Việt Nam còn lưu giữ đến bây giờ, xác nhận rằng loại gốm men rạn từng chỉ được sản xuất duy nhất tại lò gốm Bát Tràng từ cuối thế kỉ 16 tới đầu thế kỉ 20. Ngoài ra không còn xuất hiện tại làng gốm nào khác.

Nghê rạn bóng phong thủy

Nghê rạn bóng phong thủy

Về màu sắc, men rạn có kiểu sắc ngà xám, bên cạnh đó các vết rạn chạy dọc và ngang, được chia ra thành các hình như tam giác hay tứ giác.

Nghê phong thủy rạn cổ bé

Nghê phong thủy rạn cổ bé

Các bức tượng nghê làm từ gốm men rạn do những nghệ nhân làng gốm Bát Tràng làm từ thế kỷ 16-17. Chúng chính là những biểu tượng còn tồn tại, thể hiện cho tay nghề và độ tinh hoa của người nghệ nhân nơi đây.

3.2. Men nâu

Men nâu là loại men có sắc độ đỏ nâu (hay gọi là màu bã trầu). Loại men này không có độ bóng, và trên bề mặt chúng thường có các vết sần. Men nâu còn được sử dụng để phủ toàn bộ, sau đó người ta cạo bỏ phần men để tạo thành đồ án hoa văn mộc.

Nghê men nâu là loại men có sắc độ đỏ nâu

Nghê men nâu là loại men có sắc độ đỏ nâu

Trong các loại hình của nhóm gốm men nhiều màu khoảng thế kỉ 16 đến 17. Men nâu đã được dùng xen lẫn với các loại như men ngọc và men ngà, nhằm tạo ra nhiều sắc độ khác nhau cho đồ gốm.

Nghê đuôi lửa hay đặt trong các lăng mộ, linh đường

Nghê đuôi lửa hay đặt trong các lăng mộ, linh đường

Vào thế kỉ 19 đã đánh dấu mốc cho việc men nâu đã chuyển sắc thành một loại men bóng (thường gọi là men da lươn). Chúng đang được sử dụng rộng rãi ở Bát Tràng cho tới tận ngày nay.

3.3. Men ngọc

Khoảng thời gian từ thế kỉ 14 đến thế kỉ 19, men ngọc nổi bật lên và có nhiều sự kết hợp cùng men trắng ngà và men nâu. Nhờ vậy, ba loại men này đã cùng nhau tạo ra loại Tam thái riêng của loại gốm Bát Tràng, đặc biệt là trong thế kỉ 16 và 17.

Nghê phong thủy là con vật đặc trưng của người Việt

Nghê phong thủy là con vật đặc trưng của người Việt

Trên chân các đèn men ngọc được tô lên các bông sen nổi, băng hoa tròn của dải cánh sen, những bông hoa tròn hình bánh xe, các hình con rồng hay nhiều bông hoa nổi làm đường viền quanh vai. Loại men ngọc còn được sử dụng trong việc vẽ mây, tô lên các góc mảng diềm, đế hay các cột dọc long đình.

Dù cho là sắc độ khác nhau nào đi nữa thì sự xuất hiện của men ngọc vẫn mang đến ý nghĩa rất lớn với thương hiệu gốm Bát Tràng. Đây chính là một lời khẳng định khá chắc chắn cho niên đại của các sản phẩm gốm Bát Tràng ở nhiều loại hình khác nhau.

 Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ với chúng tôi:

  • – Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gốm sứ xây dựng Thanh Hải
  • – Địa chỉ: 41B xóm 6, Giang Cao, Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội.
  • – Website: https://gomsuxaydung.vn
  • – Hotline: 0966 558 808.