Rồng chầu mặt nguyệt trong văn hóa tâm linh Việt

Đình Lương Sơn

Trong tâm thức của người Việt, rồng có vị trí đặc biệt trong tín ngưỡng. Hình ảnh rồng chầu mặt nguyệt là chi tiết độc đáo trên các mái đình đền, chùa chiền và các món đồ thờ cúng quen thuộc của người Việt. Vậy nó có ý nghĩa gì trong văn hóa tâm linh Việt Nam và nguồn gốc của hình ảnh này đến từ đâu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

1. Rồng chầu mặt nguyệt là gì?

Rồng chầu mặt nguyệt hay có tên gọi khác là “Lưỡng long chầu nguyệt” chính là biểu tượng của âm dương hòa hợp trong vũ trụ. Tạo hình rồng luôn được thực hiện theo một khuôn mẫu nhất định, là biểu tượng văn hóa, là hiện thân của sức mạnh và những điều tốt lành trong cuộc sống.

Thân hình uốn lượn theo hình sin tạo nên 12 khúc đại diện cho 12 tháng, tượng trưng cho sự thay đổi của đất trời qua 1 năm, và sự trù phú của nền nông nghiệp trồng lúa nước. Sự uyển chuyển của thân mình rồng ám chỉ khả năng biến hóa màu nhiệm của rồng, cùng khả dịch chuyển thiên nhiên trong việc cai quản thời tiết, mùa màng.

Hình ảnh rồng thể hiện sự trù phú, phồn vinh của nền văn hóa nông nghiệp lúa nước, sự làm chủ trong cuộc sống và lao động.

Từ lâu, nó đã trở thành biểu trưng cho sự quyền uy của các triều đại phong kiến, được chạm khắc và sử dụng ở những nơi trang trọng nhất, cao quý nhất. Sức sống mãnh liệt của rồng còn là biểu trưng trong đời sống tâm linh của nhân dân với hình tượng “lưỡng long chầu nguyệt” – “đuôi chổng lên, đầu chúc xuống, mắt ngước lên nhìn mặt trăng với ý nghĩa thuần phục”, biểu trưng cho tâm linh thần phục thánh thần.

Phù điêu rồng chầu mặt nguyệt trên mái đình

Phù điêu “lưỡng long chầu nguyệt” trên mái đình

2. Ý nghĩa

Hai con rồng là tượng trưng cho hai cực Âm – Dương, thể hiện sự cân bằng giữa 2 cực trong nhân gian. Dùng hình ảnh hai con rồng nắm giữ sự cân bằng của sự sống, cân bằng của vũ trụ nhằm thể hiện sức mạnh vô cùng to lớn và quan trọng của rồng trong đời sống tâm linh của dân tộc.

Hình mặt nguyệt chính là Thái cực. Theo một số quan niệm khác, hình tượng này cũng tương đương với viên ngọc sáng, tượng trưng cho sự sống, ngũ hành trong vũ trụ.

Chính vì vậy, hình ảnh rồng chầu mặt nguyệt là biểu tượng của sức mạnh quy tụ, sự giao hòa của trời đất, cân bằng trong vũ trụ mang đến sức mạnh, sự quyền uy và tài lộc cho con người. Hình ảnh này không chỉ biểu trưng cho sức mạnh thần thánh mà trong đó còn tồn tại những giá trị nhân văn, phản chiếu trí tuệ, ước vọng của con người, một nền văn minh cổ xưa được lưu truyền đến ngày nay.

rong-chau-mat-nguyet-1

Rồng chầu mặt nguyệt biểu tượng cho sự quyền uy

3. Rồng chầu mặt nguyệt gắn liền với văn hóa tâm linh Việt Nam

Hình ảnh rồng chầu mặt nguyệt đã gắn liền với văn hóa tâm linh người Việt, luôn được khắc họa và đặt tại nơi trang trọng, thiêng liêng nhất để thể hiện sự tôn kính, trân trọng.

3.1. Bàn thờ, đồ thờ cúng

Chạm khắc rồng chầu mặt nguyệt trên bàn thờ, đồ thờ nhằm tôn lên nét trang nghiêm nơi thờ cúng, thể hiện sự kính trọng và cái tâm người hương khói.

Bàn thờ với hình ảnh song long chầu nguyệt

Bàn thờ với hình ảnh song long chầu nguyệt được thể hiện sự uy nghiêm

Mẫu đỉnh đồng hun với họa tiết rồng chầu mặt nguyệt tạc nổi

Mẫu đỉnh đồng hun với họa tiết rồng chầu mặt nguyệt tạc nổi

Hoành phi câu đối hình rồng chầu mặt nguyệt

Hoành phi câu đối hình rồng chầu mặt nguyệt được sơn son thếp vàng

3.2. Tranh rồng chầu mặt nguyệt

Tranh rồng chầu mặt nguyệt là biểu tượng cho sự phồn vinh, may mắn, mang đến đại cát, đại lợi cho mọi người đặc biệt những người kinh doanh.

Khi treo tranh song long chầu nguyệt trong phòng, các bạn nên lưu ý:

  • Treo tranh ở hướng Đông
  • Rồng cực dương tuyệt đối không đặt trong phòng ngủ
Tranh song long chầu nguyệt

Tranh song long chầu nguyệt được điêu khắc bằng gỗ một cách tinh tế, đường nét khắc họa vẻ đẹp uy nghiêm

3.3. Trên mái đình chùa

Hình ảnh này thường thấy trên mái đình chùa, đền miếu với ý nghĩa đem lại may mắn và trấn yểm sự linh thiêng của đền chùa, che chở cho pháp giáo. Đây là một nét đặc trưng trong đời sống tâm linh của người Việt từ xưa đến nay.

Đình Lương Sơn

Rồng chầu mặt nguyệt trên cổng đình Lương Sơn với sự kết hợp màu sắc và họa tiết nổi bật

4. Mẫu rồng chầu mặt nguyệt tại Thanh Hải

Tại cơ sở sản xuất gốm sứ xây dựng Thanh Hải, những mẫu rồng chầu mặt nguyệt được sản xuất với quy trình thủ công, đường nét uyển chuyển, được khách hàng đặc biệt hài lòng bởi sự đa dạng trong chất liệu, kích thước, phù hợp với đặc điểm của từng công trình.

Sản phẩm tráng men sứ kích thước 1.2m (L1250 x H485 x D190 mm ) nặng 34kg, được sử dụng trên nóc chùa chiền, đình miếu như một linh vật che chở cho pháp giáo.

Rồng chầu mặt nguyệt 1.2m

Rồng chầu mặt nguyệt 1.2m

Rồng gốm với sắc đỏ gốm đặc trưng, kích thước 0,8m ( L800 x H400 x D80 mm) nặng 14,4kg được tỉ mỉ tạo hình thủ công

rong-chau-mat-nguyet

Lưỡng long chầu nguyệt gốm đỏ

Ngoài ra, Thanh Hải còn có rất nhiều sản phẩm gốm sứ xây dựng khác được rất nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Các sản phẩm gốm sứ xây dựng của chúng tôi đều được tạo ra thủ công với quy trình sản xuất nghiêm ngặt và đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe nhất từ khách hàng.

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu các mẫu rồng chầu mặt nguyệt, cần tư vấn và giải đáp vui lòng liên hệ:

  • Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Gốm sứ xây dựng Thanh Hải.
  • Địa chỉ: 41B xóm 6, Giang Cao, Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội.
  • Website: https://gomsuxaydung.vn
  • Hotline: 0966 558 808