Độ dốc mái ngói đạt CHUẨN có quan trọng hay không?

cach-tinh-do-doc-mai-ngoi-2

Độ dốc mái ngói đạt CHUẨN là điều rất quan trọng trong xây dựng. Thuông thường, độ dốc mái đạt tỷ lệ vàng khi đạt 30 – 35 độ, nó đảm bảo được tính thẩm mỹ và mức độ an toàn cho công trình. Với mái bê tông dán ngói bên trên thì độ đốc đạt 30 – 45 độ là chuẩn, đối với mái kính, mái lợp ngói độ đốc đạt khoảng 15 – 25%.

Sử dụng ngói lợp mái nhà dường như là công đoạn cuối cùng để hoàn thiện công trình, mặc dù không quá phức tạp nhưng đây là bước vô cùng quan trọng bởi thế cần đảm bảo kỹ thuật cũng như các chỉ số lợp mái, độ dốc mái cần đảm bảo chính xác.

cach-tinh-do-doc-mai-ngoi

Tầm quan trọng của tính độ dốc mái ngói Chuẩn

Độ đốc mái ngói đạt CHUẨN có quan trọng hay không?

Thật ra, khi bắt tay thực hiện bất kỳ hạng mục công trình nào bạn cũng cần đảm bảo yếu tố kỹ thuật, mọi thông số cần chính xác nhất, như thế mới giúp tạo sự an toàn cho công trình, cho người sử dụng và tăng tính thẩm mỹ. Ngay cả độ dốc mái ngói cũng không phải ngoại lệ, khi đạt CHUẨN nó sẽ mang lại:

  • Tính thẩm mỹ riêng cho ngôi nhà: Điều này hoàn toàn đúng với hệ thống mái đạt tỷ lệ vàng thì tất nhiên ngôi nhà của bạn trông sẽ cân đối và trở nên đẹp hơn, tăng tính thẩm mỹ cho công trình.
  • Đảm bảo an toàn: mái ngói là nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của nắng mưa, nhất là vào những ngày trời mưa, nếu độ dốc mái đạt CHUẨN nó sẽ tăng khả năng thoát nước, hạn chế tối đa tình trạng nước mưa đọng trên mái gây hiện tượng thấm dột hoặc ngấm ngược vào nhà. Ngôi nhà sẽ an toàn hơn, những người sống trong nhà cũng đảm bảo sức khỏe.
  • Tăng tuổi thọ của hệ thống mái nhà.

Chỉ cần đảm bảo được thông số kỹ thuật của độ dốc mái ngôi nhà bạn sẽ luôn được an toàn và khi sử dụng vật liệu lợp mái phù hợp còn tăng thêm tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.

cach-tinh-do-doc-mai-ngoi-1

Độ dốc mái Thái

Thông số kỹ thuật của độ dốc mái như thế nào?

Công thức tính hệ số độ dốc mái nhà như sau: m = H/L = tan(&)

Độ dốc mái được tính: i% = m x 100% = H/L x 100%

Giải thích các ký hiệu:

  • &: chỉ độ dốc
  • H: Chiều cao mái nhà
  • L: Chiều dài mái nhà

Đây là công thức chung để tính thông số kỹ thuật của độ dốc mái, tuy nhiên độ dốc cụ thể bao nhiêu còn phụ thuộc khá nhiều vào vật liệu sử dụng để làm mái. Ví dụ:

  • Với mái bằng: Độ dốc của nó khá nhỏ chỉ khoảng 8% mà thôi, nhưng trong thực tế nhiều công trình người ta chỉ đánh độ dốc 2%.
  • Với mái kính: Độ dốc tối thiểu 14 – 15% còn đối đa là 60%, việc sử dụng mái kính không chỉ giúp điều chỉnh cường độ ánh sáng trong nhà mà với thiết kế gọn nhẹ sang trọng nó còn tăng độ bền cho công trình, khiến cho chúng trở nên đẹp hơn trong mắt người nhìn.
  • Với mái ngói âm dương thì độ dốc mái đạt khoảng 25%.

ngoi-am-duong

Độ dốc mái ngói âm dương

  • Với ngói dẹt, ngói vảy cá, ngói mũi hài…: Độ đốc mái đạt khoảng 35 – 60% tùy vào tính chất và độ rộng mái khác nhau.
  • Với ngói xi măng thì độ đốc mái ngói đạt khoảng 45 – 75%.
  • Với mái ngói đổ bê tông và dán ngói lên trên thì độ đốc đạt khoảng 30 – 45 độ và thường có gờ chắn nước, tuy nhiên nếu như ngôi nhà của bạn được xây dựng ở nơi thoáng, thường xuyên có nhiều mưa, gió lớn thì cần điều chỉnh độ đốc cho phù hợp để đảm bảo an toàn cho công trình.

Thực chất độ dốc mái ngói vô cùng quan trọng, nó không đơn giản như chúng ta vẫn nghĩ vì thế hãy xác định đúng thông số kỹ thuật để đảm bảo an toàn nhé.