Hướng dẫn kỹ thuật lợp ngói âm dương đem lại diện mạo mới cho công trình

lop-nha-mai-ngoi-nao-tot

Những công trình uy nghiêm, cổ kính như đình, chùa, nhà thờ, ngôi nhà cổ… được tạo nên không chỉ nhờ vào kiến trúc mà cả những viên ngói âm dương, một nét đẹp đặc trưng riêng biệt. Chúng ta luôn bị hấp dẫn bởi “làn sóng” nhẹ nhàng, mê hoặc này. Tại sao lại không “phá cách” với ngôi nhà mình nhỉ?

Ngói âm dương là loại ngói có một đầu to và đầu nhỏ, nó được cấu tạo từ ngói âm và ngói dương xếp đan xen vào nhau, nghe chừng có vẻ đơn giản nhưng nếu như lợp ngói không đúng kỹ thuật phần mái nhà sẽ bị ảnh hưởng. Vậy kỹ thuật lợp ngói âm dương như thế nào? Cùng Gốm sứ Thanh Hải tìm hiểu về vấn đề này nhé.

 

ky-thuat-lop-ngoi-am-duong

Kích cỡ ngói âm dương của Thanh Hải

Kỹ thuật lợp ngói âm dương trên mái bê tông

Cần lưu ý khi độ đốc mái phải lớn hơn 40 độ khi lợp ngói âm dương trên mái bê tông, cụ thể như sau:

  • Bước 1: Làm sạch bề mặt ngói: Hãy thực sự nhẹ tay để ngói không bị vỡ hỏng hay đổ nát.
  • Bước 2: Tiến hành quét lớp chống thấm
  • Bước 3: Công đoạn chuẩn bị xong xuôi sẽ tiến hành lợp ngói và bắt đầu lợp từ giữa sang 2 bên, việc làm này sẽ giúp cho quá trình lợp được nhanh chóng và chính xác nhất.
  • Bước 4: Đổ hồ lên và cố định ngói: Đây là cách dán ngói nhanh chóng, sau khi dán xong hãy loại bỏ phần vữa thừa để mái được gọn gàng, sạch sẽ tăng tính thẩm mỹ cho công trình.
  • Bước 5: Trát hồ lên chỉ mái để làm đẹp phần đuôi mái, tạo đường viền theo sở thích.
  • Bước 6: Kiểm tra lại để điều chỉnh và sửa chữa những sai sót.

Chỉ với 6 bước đơn giản trên đây bạn sẽ giúp cho ngôi nhà như được khoác một lớp áo mới, hệ thống mái đẹp sẽ khiến cho ngôi nhà tăng tính thẩm mỹ, tạo ấn tượng với mọi người.

Kỹ thuật lợp ngói âm dương trên mái gỗ

Nếu độ dốc mái nhà nhỏ hơn 40 độ thì không nên thực hiện lợp ngói trên mái bê tông nó sẽ không đảm bảo an toàn, vậy hãy thử áp dụng kỹ thuật lợp ngói âm dương trên mái gỗ đi nhé, cụ thể như sau:

  • Bước 1: Đóng mái gỗ: Mỗi thanh gỗ có khoảng cách 10 – 15cm và đóng so le nhau, nó có chức năng chính là nâng đỡ cho hệ thống mái ngói. Độ rộng của gỗ phải đảm bảo vừa so với ngói để khi lợp ngói sẽ đan lồng vào nhau, se khít không có khoảng cách.
  • Bước 2: Lợp ngói: Lợp từ trái sang phải hoặc từ phải sang trái đều được nhưng cần phải lợp lần lượt, cách thực hiện không quá khó, hãy đặt một viên ngói âm nằm trên thanh gỗ sau đó lại đặt 1 viên ngói dương khớp với ngói âm, cứ lần lượt như vậy cho đến khi hết mái. Ngày nay, bạn có thể sử dụng vít để cố định ngói âm dương, điều này sẽ giúp mái nhà chắc chắn và độ bền cao hơn.
  • Bước 3: Sử dụng xi măng dẻo để lợp ngói rìa, hãy cẩn thận để đảm bảo độ chắc chắn và tính thẩm mỹ.
  • Bước 4: Loại bỏ hết xi măng thừa trên mái tránh việc để chúng kết dính quá nhiều ảnh hưởng đến thẩm mỹ, ngoài ra kiểm tra lại xem có sai sót gì không? Nếu có cần sửa chữa ngay.

ky-thuat-lop-ngoi-am-duong-2

Cần chú ý đến kỹ thuật khi lợp ngói âm dương trên mái gỗ

Kỹ thuật lợp ngói âm dương trên mái bê tông và mái gỗ là hai cách được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, cách thực hiện cũng không quá khó khăn nhưng yêu cầu bạn phải cẩn thận và tỉ mỉ để đảm bảo độ bền, chắc và tính thẩm mỹ cho công trình.

Ngoài ra việc lựa chọn ngói âm dương phù hợp với kiến trúc công trình cũng vô cùng quan trọng, tại Thanh Hải hiện nay có nhiều loại ngói âm dương cho bạn lựa chọn như ngói âm dương xanh giả đá, ngói vàng giả đá, ngói âm dương ghi khô, ngói đất nung…. Hãy đảm bảo chọn đúng loại ngói để tăng tính thẩm mỹ cho công trình nhà mình nhé.

Thông tin liên hệ: Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gốm sứ xây dựng Thanh Hải

  • Địa chỉ: Số 41B – Xóm 6 – Giang Cao – Bát Tràng – Gia Lâm – Hà Nội.
  • Website: gomsuxaydung.vn
  • Hotline: 0966 558 808