Phân tích đặc điểm kiến trúc nổi bật của các ngôi chùa thời Lý

chua-but-thap

Vào thời Lý, Phật giáo vô cùng thịnh hành và được coi là Quốc Giáo minh chứng cho điều này chính là số lượng chùa chiền được xây dựng mới, được trùng tu khá nhiều, chùa thời Lý có những đặc điểm kiến trúc riêng tạo nên sự nổi bật, uy nghiêm, cổ kính.

Các vua chúa nhà Lý như Lý Thái Tông, Lý Nhân Tông, Lý Thánh Tông… đều theo đạo Phật và cũng có nhiều nhà sư giữa cương vị quan trọng ở trong triều đình, chùa chiền thời Lý mọc lên từ làng xã cho đến kinh thành, vậy đặc điểm kiến trúc nổi bật của các ngôi chùa thời Lý như thế nào?

chua-mot-cot

Chùa Một Cột – một trong những công trình tiêu biểu chùa thời Lý

Về mái ngói

Trong kiến trúc mái ngói của chùa thời Lý thì ngói cong như ngói âm dương và ngói thẳng như ngói mũi hài, ngói mũi tròn… kết hợp cùng các phù điêu trang trí được lựa chọn nhiều nhất.

Tuy nhiên, ngói cong vẫn được lựa chọn nhiều hơn cả bởi có thể dễ dàng gắn thêm trên ngói các bộ phận khác nhau như đầu ngói ống hay hình lá đề… phần đầu ngói ống trang trí trên chùa thường qua ra phía ngoài và được trang trí hoa văn.

ngoi-mui-hai

Ngói mũi hài là một trong những loại ngói được sử dụng nhiều trong kiến trúc chùa

Chất liệu để làm ngói chính là đất được tạo hình và nung ở nhiệt độ cao nó sẽ cho màu đỏ tươi nhưng cũng có loại cho màu trắng và được tráng men. Hiện nay loại ngói cong (ngói âm dương) này vẫn được Thanh Hải lưu giữ và được sử dụng phổ biến hơn, không chỉ trong thiết kế đình chùa mà cả lợp mái nhà, biệt thực, nhà hàng…

Hoa văn trên ngói chùa thời Lý được chạm khắc thủ công là chủ yếu, cũng có loại được làm bằng khuôn nhưng luôn đảm bảo được độ tinh tế, phong phú, đa dạng tạo nên nét đẹp riêng.

Về gạch lát nền

Vào thời Lý, gạch lát nền đình chùa có nhiều kiểu dáng khác nhau đó có thể là:

Gạch hình vuông hay hình chữ nhật với màu đỏ tươi, khá đanh chắc và được in chữ nổi trên bền mặt khá sắc nét. Gạch tạo nên nét đẹp cổ kính và rất riêng khiến cho công trình chùa thời Lý trở nên thiêng liêng hơn.

Gạch hình lục giác với 2 góc phía trên được vát nhọn, trên bề mặt được in nổi 2 hình rồng cuộc trong ô lá đề, gạch có màu đỏ tươi dễ nhận biết.

Gạch hình tam giác: Khi thi công ghép hai viên gạch vào sẽ được hình vuông, loại gạch này thường ít được sử dụng trong việc lát nền chùa bởi nó dễ mủn, gạch có màu đỏ tươi và được trang trí bởi hình rồng cuộn bên trong hình tròn.

Về nghệ thuật điêu khắc chùa thời Lý

Thời Lý, chùa mọc lên khắp nơi đã khẳng định được sự phát triển mạnh mẽ của Phật Giáo, chùa được chia làm 3 hạng chính là Đại, Trung, Tiểu. Đặc trưng nhất trong kiến trúc chùa thời kỳ này có lẽ là nghệ thuật điêu khắc, những bức tượng được điêu khắc khá tinh xảo và đem lại sự cung kính trong thờ cúng.

nghe-thuat-dieu-khac-chua-thoi-ly

Nghệ thuật điêu khắc tinh tế

Vật liệu điêu khắc trong kiến trúc thời Lý chủ yếu là trên đá và gốm sứ đề tài được sử dụng nhiều nhất là mây, nước, hoa sen, hoa cúc hay nhưng hình tượng rồng cuộn với nhiều nếp nhăn tạo nên sự đặc trưng mềm mại cho nguồn nước. Đây cũng là nghệ thuật điêu khắc đặc trưng trong chùa thời Lý mà không lẫn được với các triều đại khác. 

Một số tác phẩm điêu khắc trong chùa thời kỳ này bạn có thể tham khảo:

– Tượng Phật Thế Tôn

– Tượng Kim Cương

– Tượng người Chim

– Tượng Thú

Hay những chạm khắc trang trí như hình rồng rắn, hình hoa lá hay hình nhạc công và vũ nữ… tất cả đều mang lại nét đẹp nổi bật và sắc nét, tinh tế và độc đáo.