Tìm hiểu lối sử dụng gốm sứ trong kiến trúc đình làng Việt Nam
Đình làng Việt Nam là hình ảnh quen thuộc gắn bó với cuộc sống nông dân Việt, là nơi chứng kiến những thay đổi, cuộc sống sinh hoạt của người dân và điều làm nên nét nổi bật của đình làng chính là kiến trúc đặc biệt kết hợp cùng lối sử dụng gốm sứ.
Cây đa, bến nước, sân đình… đó là những hình ảnh quen thuộc khi nhắc đến làng quê Việt Nam, đây là nét đẹp văn hóa đặc trưng giúp con người ta cảm thấy yên bình, tĩnh lặng. Dù đi đâu con người Việt Nam cũng không thể quên mái đình đã nuôi dưỡng tâm hồn, là niềm tự hào mỗi khi nhắc đến quê hương.
Sử dụng gốm sứ trong kiến trúc đình làng Việt
Lối sử dụng gốm sứ trong kiến trúc đình làng Việt Nam
Đình làng là loại hình kiến trúc công cộng dân gian, là trung tâm sinh hoạt chính trị, xã hội của làng, bởi thế kiến trúc không chỉ đảm bảo được độ linh thiêng mà còn giúp mang lại không gian thoáng, trang trọng.
Khi xây dựng đình làng Việt Nam yêu cầu rất cao về vật liệu xây dựng, bởi thế, gốm sứ mới được con người ta ưu ái sử dụng trong kiến trúc đình làng, bởi lẽ: Gốm là vật liệu truyền thống mang hồn Việt, được tạo nên từ đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân, nó thấm đượm văn hóa Việt Nam trong từng viên gạch, từng viên ngói, từng ô cửa… đặc biệt là còn có độ bền heo thời gian
Phần mái đình
Ngói Bát Tràng từ lâu đã trở thành vật liệu xây dựng được ưa chuộng nhất khi xây dựng những công trình cổ như đình làng Việt , ngói âm dương và ngói mũi hài cổ Bát Tràng được sử dụng để lợp mái đình sẽ giúp công trình mang đậm nét đẹp truyền thống, cổ kính và không bị nhầm lẫn với bất kỳ công trình kiến trúc nào khác. Khi lợp ngói bằng gốm sứ sẽ giúp đình làng Việt Nam giữ được nguyên hình dạng và nét cổ xưa, đồng thời giúp cho không gian đình ấm hơn vào mùa đông mát hơn vào mùa hè.
Ô thoáng thông gió
Không những thế, từng ô cửa, lỗ thoáng cũng được lựa chọn vật liệu xây dựng cẩn thận, chất liệu gốm sứ như gạch vuông chữ thọ, gạch tròn rồng phượng… luôn tạo nên được nét đẹp riêng giúp cho con người ta cảm thấy bị thu hút, bị hấp dẫn. Gạch thông gió gốm không chỉ giúp cân bằng ánh sáng, cân bằng âm dương mà còn giúp không khí được lưu thông, đây là yếu tố không thể thiếu trong khoa học phong thủy.
Phía trước cổng đình nhiều nơi còn đặt cặp nghê phong thủy, đây là linh vật thần thoại với đầu sư tử hay kỳ lân và thân chó tượng trưng cho sự mạnh mẽ, oai nghiêm.
Nghê phong thủy – linh vật phong thủy oai nghiêm
Kiến trúc thiết kế đình làng
Đình làng Việt Nam được xây dựng với một nếp nhà ngang bên trong chia thành nhiều gian nhỏ khác nhau, gian chính giữa là nơi thờ Thành Hoàng, tạo sự cân đối cho các gian hai bên và bàn thờ thì được đẩy cao lùi về phía sau.
Phần quan trọng nhất của đình làng chính là tòa Đại Đình, bởi đây là nơi sẽ diễn ra các hoạt động tập thể của làng như hành chính công vụ, tụ hội, lễ hội… vì thế cần không gian rộng lớn.
Nhà tiền tế cũng là một hạng mục quan trọng nhưng có quy mô nhỏ hơn xung quanh gần như không có cửa, đây được cho là nơi nối tiếp giữa nội cảnh và ngoại cảnh trong kiến trúc đình làng Việt Nam.
Cho đến thời điểm hiện tại, dù trải qua chiến tranh khốc liệt hay cuộc cách mạng công nghệ cao, cuộc sống con người ta trở nên hiện đại hơn, nhưng những công trình kiến trúc cổ xưa như đình làng Việt Nam vẫn luôn mang một nét đẹp văn hóa đặc biệt ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng mỗi con người Việt Nam.