Kiến trúc mái chùa Việt Nam – Bản sắc văn hóa dân tộc

Kiến trúc mái chùa Việt Nam

Kiến trúc mái chùa Việt Nam khá đặc biệt và sở hữu nhiều nét độc đáo riêng. Thoạt nhìn tuy có thể đơn giản, nhưng nếu không nắm rõ nét đặc trưng, việc tái dựng hình tượng mái chùa sẽ khó có thể chính xác, ảnh hưởng tới toàn bộ công trình về sau. Vậy đâu là những điểm đáng lưu ý của kiến trúc mái đình chùa thuần Việt?

1. Đặc trưng kiến trúc mái chùa Việt Nam

Mái chùa Việt truyền thống có thể chia thành các phần: mái lớn, triền mái, góc mái, diềm mái và các mái đỡ.

  • Mái lớn: Thường chiếm tới 2/3 chiều cao của cả công trình. Mái chùa sải rộng ra tứ bề, tạo phần hiên lớn, giúp che mưa che nắng tốt, thích nghi với điều kiện thời tiết tại nước ta.
  • Triền mái: Thường thẳng không cong, có độ hếch lên nhẹ tại phần góc nhằm mục đích tạo sự thanh thoát khi nhìn từ ngoài vào.
  • Phần góc mái và diềm mái: Phần góc mái của các ngôi chùa thường được làm cong uốn ngược – thể hiện rất rõ rệt tại các ngôi chùa miền Bắc. Ngoài ra, góc mái cũng được trang trí hoa văn, cá hóa rồng tinh tế và cầu kỳ. Phần diềm mái được đặc trưng bởi các liên kết của ngói âm với nhau nên mang lại khả năng thoát nước cho mái một cách tuyệt vời.
  • Hệ thống mái đỡ: Phần này bao gồm hệ dầm, xà, bẩy, kẻ đỡ mái bằng gỗ, vừa đảm bảo độ bền chắc vừa được chạm khắc tinh xảo, mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ riêng cho thiết kế kiến trúc mái chùa Việt Nam.
Kiến trúc mái chùa Việt Nam

Kiến trúc mái chùa Việt Nam

2. Vật liệu và đồ trang trí mái chùa

Với vị trí cực kỳ nổi bật, mái chùa là nơi tạo nên nét đặc trưng và thể hiện sự uy nghi, bề thế của ngôi chùa. Đối với phần mái, bên cạnh kiến trúc hình khối, ngói và vật dụng trang trí là 2 phần quan trọng cần lưu tâm đặc biệt.

2.1. Ngói sử dụng cho mái chùa

Ngói vừa là một chất liệu mang vẻ đẹp thẩm mỹ cao, đậm tính truyền thống phương Đông và vừa có độ bền chắc theo thời gian. Sử dụng mái ngói mang lại cảm giác mát mẻ, dễ chịu vào mùa nắng, ấm áp vào mùa mưa.

Hiện nay 2 dòng ngói được biết đến và sử dụng khá nhiều cho các công trình kiến trúc mái chùa Việt Nam là ngói âm dương và ngói hài:

Là loại ngói dùng để lợp mái truyền thống Á Đông, với quan điểm về sự hòa hợp của âm dương nên mang lại ý nghĩa phong thủy cho công trình sử dụng.

Ngói âm dương được lợp xen kẽ với nhau mà không cần phải sử dụng thêm bất cứ một loại chất kết dính nào, không gây bí bách và không đọng nước… nên dễ sử dụng và khá phổ biến.

Ngói âm dương tráng men Thanh Hải

Ngói âm dương tráng men Thanh Hải

Được sử dụng khá phổ biến trong những công trình kiến trúc xa xưa, với đặc trưng mang hình ảnh như cánh hoa sen thanh cao, thể hiện khí tiết truyền thống đặc trưng của người Việt. Ngói hài được sử dụng TK XIII – XIV cho đến nay tại một số công trình kiến trúc truyền thống Việt.

Ngói hài trên mái chùa

Ngói hài trên mái chùa

2.2. Vật dụng trang trí trên mái chùa

Trong kiến trúc chùa truyền thống, phần mái thường được tô điểm thêm các vật trang trí mang tính biểu tượng cao như:

  • Con giống trên đầu đao 

Các con giống này thường là những linh thú, được ra đời từ quan niệm, tín ngưỡng truyền thống của người Việt trong từng giai đoạn lịch sử, văn hóa khác nhau. Tùy vào linh thú được sử dụng, chúng sẽ mang tới những cảm xúc và tinh thần khác nhau cho ngôi nhà.

Cong giống trên đầu giao hình rồng

Cong giống trên đầu giao hình rồng

Xuất hiện trong kiến trúc mái chùa Việt Nam truyền thống từ thế kỷ 17 – 18. Theo quan niệm dân gian, con kìm chính là một loài động vật biển có đuôi cong tròn, mỗi khi đạp sóng thì sẽ làm mưa rơi. Do đó, dân gian tin rằng sử dụng con kìm sẽ giúp phòng ngừa hỏa hoạn. Ngay nay, con kìm nóc vẫn được sử dụng phổ biến tại các mái chùa với vị trí đặt tại hai đầu bờ nóc.

Đầu đao, con kìm nóc rồng đặt trên mái chùa Đu

Đầu đao, con kìm nóc rồng đặt trên mái chùa Đu

  • Bờ nóc đặt gạch hoa chanh

Bờ nóc của các mái chùa thường đặt gạch hoa chanh để trang trí phần mái. Gạch hoa chanh khiến các đường bờ nóc thêm tinh xảo, không bị trống trải, nhưng vẫn rất thanh lịch và thân thuộc với hình ảnh xuất phát từ cuộc sống nông nghiệp.

Chùa Du sử dụng gạch hoa chanh bằng gốm

Chùa Du sử dụng gạch hoa chanh bằng gốm

Trong tín ngưỡng của người Việt, rồng là một trong tứ linh có ý nghĩa tượng trưng cho điều tốt lành, uy quyền, sức mạnh.

Hình tượng hai con rồng chầu vào nhau còn được ví như sự hài hòa của hai cực âm – dương trong vũ trụ. Hình ảnh mặt nguyệt được nằm chính giữa có thể tượng trưng cho mặt trăng, ánh sáng được quy tụ thiêng liêng góp phần đem đến sự hưng thịnh, sức sống mạnh mẽ cho con con người.

Phù điêu rồng chầu mặt nguyệt trên mái đình

Phù điêu rồng chầu mặt nguyệt trên mái đình chùa

3. Các kiểu kiến trúc mái chùa phổ biến ở Việt Nam

Trong kiến trúc dân gian Việt Nam, mái chùa thường được thiết kế theo dạng 4 mái hoặc 8 mái.

3.1. Kiểu kiến trúc chùa 4 mái

Chùa 4 mái là kiểu kiến trúc chùa 1 tầng, bao gồm 1 lớp mái làm thành 4 mặt, trong đó có 2 mặt mái chữ A tại 2 bên đầu hồi cùng 1 mặt mái trước.

Chùa 4 mái có vẻ đẹp thẩm mỹ cân xứng hoàn mỹ. Sự cuốn hút nằm ở chính phần mái cong tại góc thể hiện đậm nét kiến trúc truyền thống, toát lên vẻ đẹp bề thế, trang trọng, cổ kính.

Hiện nay chùa 4 mái vẫn được xem là kiến trúc đẹp và khá phổ biến bởi quy mô không quá lớn, không quá nặng nề, tạo hiệu ứng thanh thoát nhưng vẫn đáp ứng yếu tố về tâm linh, truyền thống.

Chùa 4 mái

Chùa 4 mái

3.2. Kiểu kiến trúc chùa 8 mái

Chùa 8 mái hay còn gọi là chồng diêm gồm có 2 tầng với 2 lớp mái chồng lên nhau.

Kiểu kiến trúc này giúp không gian công trình trở nên thông thoáng. Với cấu tạo 2 tầng, cột lớn và thoáng, ánh sáng được phân bố đồng đều hơn, tạo chiều sâu và thâm sự uy nghi cho toàn thể mặt chùa. Đây là dạng kiến trúc thích hợp với những công trình có quy mô lớn.

Chùa 8 mái

Chùa 8 mái

4. Thanh Hải – đơn vị cung cấp phụ kiện mái chùa uy tín

Gốm sứ Thanh Hải là đơn vị cung cấp 100% sản phẩm thủ công gốm sứ xây dựng cho hơn 1000 công trình lớn nhỏ khác nhau trong cả nước. Đây chính là địa chỉ mà bạn có thể lựa chọn để tìm kiếm những loại gạch ngói âm dương, ngói hài, phụ kiện trang trí mái chùa theo kiểu kiến trúc truyền thống.

Cụ thể, TH Ceramics sẽ phục vụ tận tình khách hàng của mình thông qua những chính sách, dịch vụ ưu đãi sau:

  • Thiết kế theo yêu cầu 

Khách hàng có thể sử dụng dịch vụ thiết kế riêng theo yêu cầu với những mẫu mã gạch gốm để có thể thể hiện trọn vẹn nét đẹp và phù hợp nhất với công trình.

  • Miễn phí tư vấn xây dựng: 

Để tiện cho việc phục vụ từng công trình có tính chất đặc thù, TH Ceramics luôn sẵn sàng tư vấn miễn phí cũng như hướng dẫn sử dụng tận tình cho những khách hàng, đối tác của mình các cách phân biệt, xây dựng, trang trí cho các chi tiết công trình mang đậm tính thẩm mỹ.

Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm của Thanh Hải sẽ hướng dẫn bạn những đặc tính, cách thức sử dụng theo từng dòng vật liệu đa dạng như: ngói lợp, các loại gạch hoa thông gió, nghê phong thủy, đèn vườn,…

  • Miễn phí đổi trả trong 30 ngày: 

Thanh Hải áp dụng chính sách đổi trả miễn phí nếu dòng gốm sứ xây dựng, gạch gốm trang trí nhận được trái với yêu cầu theo thỏa thuận trước đó trong vòng 30 ngày kể từ ngày giao hàng.

Chùa Linh Ứng Sơn Trà

Chùa Linh Ứng Sơn Trà

Nếu bạn có nhu cầu, hãy liên hệ với gốm sứ Thanh Hải qua địa chỉ sau để được tư vấn cụ thể:

Chúng ta vừa theo dõi đặc trưng cùng một số kiểu kiến trúc mái chùa Việt Nam hiện nay. Có thể nói những ngôi chùa mang đậm vẻ đẹp truyền thống chính là niềm tự hào của dân tộc ta trước những thay đổi, biến chuyển không ngừng của cuộc sống tấp nập. Tìm hiểu về kiến trúc của những ngôi chùa cũng góp một phần không nhỏ bảo tồn, duy trì vẻ đẹp kiến trúc truyền thống Việt Nam.